Lịch sử Lưu_hóa

Vào một ngày mùa đông năm 1839 tại New York (Mỹ), Charles Goodyear[1] ( một thương gia Mỹ) đã thoa lưu huỳnh vào cao su sống với mục đích đơn giảm là “làm cho nó khô”, tức là làm mất tính dính của cao su (theo phương pháp chỉ dẫn ở văn bằng Mỹ số 1.090 của N.Hayward).

Do sự bất cẩn, Goodyear làm rơi một mẫu cao su đã thoa lưu huỳnh vào lò sưởi, nó nóng lên một lúc và sắp bốc cháy. Ông vội ném mạnh ra ngoài trời, nó nằm lạnh giá trên đá.

Ngày hôm sau, tìm lại mẫu cao su này đã qua những xử lý xấu là cực nóng và cực lạnh, ông thấy nó vẫn mềm dẻo và đàn hồi.

Như vậy sự tác dụng của nhiệt vào hỗn hợp cao su và lưu huỳnh đã quyết định chất lượng rất quý báu của cao su, tính đàn hồi và độ bền dai của nó đồng thời cũng triệt tiêu tính dính của cao su.

Để đặt một tên chỉ về sự biến đổi mà cao su đã chịu, Brockedon đề nghị gọi là “vulcanisation”, danh từ “Vulcan” có nghĩa là thần lửa và núi lửa, bởi lưu huỳnh được lấy từ núi lửa và lửa tham gia cung cấp nhiệt cần thiết cho sự hóa hợp. Kể từ đó phản ứng này gọi là “Vulcanisation” (Pháp), “Vulcanization” (Anh – Mỹ) và Việt Nam gọi là “sự lưu hóa”.